Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Những vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử về ngành ô tô

Hơn 30 triệu xe sản xuất bởi 10 hãng khác nhau bị thu hồi tại Mỹ vì dính lỗi túi khí của Takata. Theo Reuters, từ năm 2008, khoảng 25 triệu xe của nhiều hãng như Honda, BMW, Ford, GM, Mazda, Mitsubishi, Subaru và Chrysler đã bị triệu hồi trên toàn cầu liên quan tới lỗi túi khí. Mới đây, Toyota và Nissan cũng đã thu hồi thêm 6.5 triệu xe. Cụ thể, túi khí của Takata bung quá mạnh, gây vỡ khung kim loại chứa túi khí và làm văng ra nhiều mảnh kim loại gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe. Tờ USA Today cũng đưa tin, đến nay đã có 5 trường hợp tử vong và 100 người bị thương tại Mỹ bị cho là liên quan đến sự cố này.

Kinh tế Đức đang chao đảo vì vụ gian lận của Volkswagen và lịch sử ngành ô tô ghi nhận nhiều vụ bê bối tương tự trong ngành công nghiệp này.

Đợt thu hồi lớn nhất lịch sử và khoản tiền phạt cao khủng khiếp đang khiến tình hình kinh doanh của Volkswagen lâm vào cảnh tối tăm. Nhiều thương hiệu ô tô lớn như GM hay Toyota cũng từng trải qua những khủng hoảng tương tự. Cùng điểm lại một số vụ bê bối này:

Audi – Thương hiệu của Volkswagen khốn đốn vì bị khách hàng quay lưng


Tháng 11.1986, chương trình tin tức 60 Minutesran của đài CBS phát một cuộc phỏng vấn với các chủ sở hữu cho biết chiếc xe của họ đột nhiên tăng tốc không thể kiểm soát. Phóng sự trên cũng sử dụng hình ảnh chiếc Audi 5000 dường như tự thiếu kiểm soát, tự lao về phía trước. Dù một tiết lộ cho rằng đó chỉ là một cảnh dàn dựng của chương trình, tuy nhiên, khách hàng của hãng Audi đã quay lưng và khởi kiện rất nhiều.

Sau ba năm nghiên cứu, vào năm 1989, Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) đã minh oan cho Audi về nhận định không đúng trên. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của hãng xe Đức cũng không khả quan hơn khi giảm từ 74 ngàn xe trong năm 1984 xuống còn 12 ngàn xe năm 1991.

Ford với hơn 100 người tử vong

NHTSA đã mở một cuộc điều tra về hãng xe Ford và nhà sản xuất lốp Firestone vào tháng 5.2000. Theo NHTSA, có khoảng 90 khiếu nại, trong đó có người chết liên quan đến những chiếc xe Ford được trang bị lốp Firestone.

Đến tháng 8, cơ quan cũng đã ghi nhận hơn 60 trường hợp tử vong liên quan đến hiệu ứng rollover của Ford Explorer SUV gây ra bởi việc đột ngột tách lốp của lốp xe. Firestone sau đó phải triệu hồi 6,5 triệu lốp xe. Sau khi chính thức xác định hơn 100 người tử vong, Ford tiếp tục thu hồi thêm 13 triệu lốp xe nữa.

Ford còn đối mặt với thảm họa triệu hồi xe vào năm 1980 sau khi NHTSA côn bố kết quả của cuộc điều tra trong 3 năm, phát hiện ra hộp số tự động của Ford được sản xuất vào những năm 1966-1980 bị lỗi khiến lái xe không có thể bị trượt lái khi đỗ xe, làm cho xe bị lăn bất ngờ.

Sau khi phát hiện khiếm khuyết hộp số xe Ford đã gây ra 777 vụ tai nạn, làm 259 người bị thương và 23 người chết, NHTSA đã ban hành lệnh thu hồi 23 triệu xe khiến Ford có thể phá sản ngay lập tức

Toyota và lỗi tăng tốc ngoài kiểm soát
Vào năm 2009, một gia đình bốn người đã tử vong trong một vụ tai nạn xe hơi tại Mỹ. Sau khi nghe lại cuộc gọi của họ đến 911, cơ quan chức năng phát hiện chiếc xe Toyota của họ đã bắt đầu tăng tốc ngoài tầm kiểm soát.

Sự việc được đưa ra ánh sáng khi kết quả điều tra cho thấy rằng một số mô hình sản xuất của Toyota từ năm 2004 đến năm 2010 có thể tăng tốc ngoài ý muốn. Nguyên nhân chính do lỗi thiết kế của xe khiến thảm sàn bị kẹt dưới chân ga, hay thậm chí các bàn đạp ga bị dính. Bên cạnh đó, Toyota bị cáo buộc che giấu vấn đề và bảo vệ hình ảnh khiến một loạt các trường hợp tử vong có thể ngăn ngừa được xảy ra.

Hãng xe đến từ Nhật Bản đã phải triệu hồi hơn 9 triệu xe trong năm 2009 và 2010. Ngoài ra, đến năm 2014, Toyota còn phải chấp nhận mức phạt lên tới 1.2 tỉ USD từ tòa án Hoa Kỳ.

General Motors (GM) triệu hồi 2,6 triệu xe vì lỗi đánh lửa

Năm 1969, Cục An toàn Giao thông Mỹ (NHTSA) đã nhận một báo cáo của GM về những khiếm khuyến trong động cơ Chevrolet có thể gây ran guy cơ chết người. GM lúc đó cho biết có 172 báo cáo cho biết động cơ Chevrolet bị lỗi, gây ra 63 vụ tai nạn và 18 người bị thương vong.

Loại động cơ được sử dụng trong các xe Chevy suốt những năm 1965-1969 có thể gây ra các vấn đề về tốc độ, tạo ra mô-men quay động cơ trượt khỏi vị trí, thanh nối bướm ga bị căng thẳng và tạo ra việc tăng tốc ngoài ý muốn. Các hiện tượng cũng có thể khiến các hộp số truyền động hoạt động không đúng vị trí làm cho xe rất khó di chuyển tới chỗ đỗ. Trong suốt cuộc tiến hành điều tra, GM đã tiết lộ với NHTSA rằng các vấn đề động cơ này đã đã xuất hiện trên các xe của mình từ năm 1958.

Năm 2001, các kỹ sư của GM nhận thấy vấn đề với công tắc đánh lửa trên Saturn Ion. Theo một báo cáo nội bộ tại thời điểm đó, các vấn đề đã được giải quyết và thiết kế lại. Tuy nhiên, vào năm 2004 và 2005, GM bắt đầu có những báo cáo về việc Chevrolet Cobalt mất đi sức mạnh của nó khi khóa bị lỗi, khiến lực phanh, tay lái và túi khí ngừng hoạt động. Tuy nhiên, động thái lúc bấy giờ của hãng là quyết định tránh thiết kế lại vì lý do quá tốn kém.

Đến năm 2014, sau khi phải đối mặt với vô số vụ kiện tụng gây cái chết cho 13 người, GM đã phải triệu hồi hơn 2,6 triệu xe dính lỗi bộ phận đánh lửa

Triệu hồi 30 triệu xe ô tô vì túi khí Takata



Trong số các hãng xe dính líu đến Takata, Honda là hãng chịu thiệt hại nhiều nhất. Vào tháng 1.2015, NHTSA tuyên bố mức phạt 70 triệu USD dành cho Honda vì đã không báo cáo chính xác số vụ tử vong, thương tích và yêu cầu bảo hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét